Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

'Thắng đổ' - Người đưa bonsai lên sân thượng

Nhìn vườn Bonsai trên sân thượng của Trần Thắng quận Tân Phú, TP.HCM với số tiền ước tính lên tới vài tỉ đồng ít ai ngờ rằng anh chỉ mới bước vào lĩnh vực Bonsai khoảng 5 năm trở lại đây.
Sinh ra trong một gia đình ở vùng quê nghèo Quảng Ngãi.
Giấy dán tường cao cấp ở Carpet.com.vn là uy tín nhất đó, bạn vào mua ngay kẻo hết hàng nhé !.
Từ nhỏ, Trần Thắng đã thích lên núi đào gốc cây về trồng làm kiểng. Nhưng phong trào chơi bonsai hồi đó chưa phát triển, còn mang tính tự phát, nên không có trường lớp hay Câu Lạc Bộ chuyên sâu về bộ môn nghệ thuật đầy tính sáng tạo này, vì thế sở thích của anh chưa có dịp thể hiện.
Vào TP.HCM từ năm 1994 với mong muốn làm kinh tế nuôi con, tuy cuộc sống mưu sinh vất vả nhưng trong sâu thẳm trong con người này vẫn là niềm đam mê, "máu chơi cây" đến cháy bỏng. Trần Thắng thường lân la đến các nhà vườn tham quan học hỏi. Anh kiên trì tìm hiểu qua sách báo, bạn bè và những nghệ nhân trong giới bonsai để học hỏi thêm kinh nghiệm.

Anh Trần Thắng đang làm gốc nguyên liệu mới mua về

'Thắng đổ' - Người đưa bonsai lên sân thượng


Anh Thắng nhớ lại: "Cái khó nhất đối với tôi lúc đó chính là vốn. Mình thích rồi, nhưng không sao đủ tiền mua được. Hơn nữa, mới đầu chỉ là cảm thụ theo cảm tính, chứ chưa được học qua trường lớp chuyên nào cả".
Chính ý thích đó cứ nuôi dưỡng và lớn dần trong anh. Đến một ngày, anh quyết định cùng anh em yêu thích nghệ thuật bonsai quận Tân Phú tham gia khóa học căn bản về nghệ thuật bonsai ở CLB Bonsai Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, TP.HCM để hiểu thêm về thú chơi đầy sáng tạo này. Và cũng từ đó, anh và nhóm bonsai Tân Phú trở thành những thành viên chủ chốt trong Câu lạc bộ này.
Nói về những khó khăn của những ngày đầu chơi bonsai, anh chia sẻ: "Những ngày đầu, do chưa có kinh nghiệm về mua gốc nguyên liệu, nên tôi thường theo anh em khóa trước học hỏi và cũng phải mất một thời gian khá dài tôi với có kinh nghiệm trong việc tìm chọn những gốc nguyên liệu".
Những người theo thú chơi bonsai ngoài sự ham mê yêu thích, còn đòi hỏi sự kiên trì và tính sáng tạo. Có những lúc, tưởng chừng như anh phải bỏ cuộc, không thể tiếp tục theo đuổi môn nghệ thuật này vì số tiền bỏ ra mua gốc nguyên liệu quá tốn kém, mà tỉ lệ sống lại không cao.
"Ban đầu chưa có kinh nghiệm về cây nguyên liệu, nhất là cây rừng nên mua về tỉ lệ cây sống là không cao, 3 phần chỉ được 1 phần. Tôi kiên trì tìm hiểu và cuối cùng đã phát hiện ra nguyên nhân cây chết: cây rừng họ bứng không đúng thời điểm, vào mùa đông, mùa cây ra hoa và ra lộc non là cây dễ chết. Bên cạnh đó, trong quá trình bứng, cây không được bảo quản tốt nên khi về tay người làm kiểng thì tỉ lệ sống rất thấp", anh Thắng tâm sự.
Nhưng với lòng kiên trì và tinh thần ham học hỏi, cho đến nay Trần Thắng có hơn 300 tác phẩm với sự đa dạng về dáng thế, chủng loại. Dòng cây mà Trần Thắng ưa chuộng làm bonsai là dòng Linh Sam. Loại cây này có nguồn gốc và phân bổ chủ yếu ở Phú Yên, Phan Rang và Bình Thuận.

Một tác phẩm bonsai Linh Sam dáng đổ của Trần Thắng

'Thắng đổ' - Người đưa bonsai lên sân thượng


Theo anh, Linh Sam là loại cây có rất nhiều ưu điểm mà loại cây khác không hề có được: lá nhỏ, thân lũa rất đẹp, hoa thơm, có khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt. Cũng chính nhờ những ưu điểm đó mà hiện nay, trên thị trường rất chuộng loại này. Những cây bonsai thân lũa từ rừng mang về khi thành phẩm thường có giá rất cao, gấp 2 - 3 lần so với các loại khác cùng kích cỡ, dáng thế.
Một điều đặc biệt ở Trần Thắng chính là sự say mê cây dáng đổ. Chính vì thế mà cái tên "Thắng đổ" do anh em trong CLB Bonsai trìu mến đặt cho anh. Trong bộ sưu tập của anh có trên nửa là dáng đổ vì theo anh trong các dáng thế, dáng đổ thể hiện mãnh liệt nhất sức sống, sức trường tồn của cây hay cũng chính là của con người.
Chơi bonsai trong thành phố đòi hỏi ngoài vốn phải có một quỹ đất nhất định, nếu không nói là phải rộng. Diện tích sân nhà chỉ có hạn, anh Thắng đã phải trăn trở, suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng anh nảy ra ý tưởng đưa bonsai lên sân thượng.
Khi được hỏi về những khó khăn trong việc trồng bonsai trên sân thượng, anh cho biết: "Hiện nay trồng cây trên sân thượng cũng được nhiều gia đình trong thành phố áp dụng. Tuy nhiên, để trồng được bonsai trên sân thượng thì việc chăm sóc cho cây phải tỉ mỉ hơn rất nhiều, phải tính toán được lượng nước bốc hơi của chậu, điều kiện chăm sóc cũng khó khăn hơn. Nếu lơ là cây sẽ chết chỉ trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, việc trồng bonsai trên sân thượng cũng làm cho cây lão hóa nhanh do thời tiết khắc nghiệt hơn ở dưới đất… Nhưng trồng bonsai trên sân thượng cũng có thuận lợi đó là rất an toàn, không sợ trộm cắp".
Vườn bonsai trên sân thượng của anh cũng là một địa chỉ quen thuộc của những anh em trong CLB bonsai Tân Phú và những người yêu thích bonsai lui tới để tham quan, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.

Các hội viên ở Hội SVC Tiền Giang đang tham quan mô hình trồng bonsai trên sân thượng của Trần Thắng

'Thắng đổ' - Người đưa bonsai lên sân thượng


Anh cũng mạnh dạn đem những tác phẩm của mình tham gia triển lãm ở nhiều nơi và đã "rinh" về khá nhiều giải thưởng từ những cuộc triển lãm này
Thegioiduocpham.vn la dia chi cung cap Sua ong chua nhap khau tu Uc giup ban co suc khoe tot, lam giam qua trinh lao hoa
Nhìn bộ sưu tập giải thưởng của anh, mới thấy hết được lòng say mê và sự tìm tòi khổ luyện của "nhà nông cấp tiến" này.

Theo yeucaycanh

Đọc tiếp →

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Cây sanh 10 tỷ - 100 tuổi

Không thuộc dạng "đỉnh nhất" nhưng nhắc đến tốp những cây cảnh đẹp và đắt nhất Việt Nam, không một tay chơi cây cảnh nào ở Hà Nội dám bỏ qua cây sanh trên 100 năm tuổi của ông Nguyễn Gia Hiền, (Triều Khúc, Hà Nội).
Đã có người trả đến 10 tỷ đồng nhưng ông không bán. Cây sanh đã trải qua 4 đời người được gia chủ chăm sóc như một con người, nhà có tang cây cũng được quệt vôi chịu tang. Vì vậy khi chuyển bán cho ai không hẳn chỉ là tiền nong mà phải có "duyên" mới "gả bán".

Ông Nguyễn Gia Hiền bên cây sanh có tuổi thọ 4 đời của mình.

Cây sanh 10 tỷ - 100 tuổi


Trong Festival cây cảnh nghệ thuật tổ chức ở TP Hồ Chí Minh năm 2006, đây là cây cảnh duy nhất đạt giải Vàng. Và cũng trong Festival này, một đại gia khét tiếng ở Sài Thành dám bỏ ra 400.000 USD (gần 6 tỷ Việt Nam đồng) để mua cây sanh này cùng với cây đa búp đỏ đạt giải Đồng của ông Vũ Văn Châu (cũng ở Triều Khúc, Hà Nội) nhưng cả hai ông đều không bán. Những "kỷ lục" hiếm thấy này đã khiến tôi phải tò mò tìm về tận nơi để được "tận mục sở thị".
Cây có tuổi thọ 4 đời người
Trước khi quyết định đi đến nhà ông Nguyễn Gia Hiền để tìm hiểu về cây sanh có nhiều "kỷ lục" này, tôi được một số bậc đàn anh ghé tai mách nhỏ: "Chú nên đến gặp ông Nguyễn Huy Hiền - Chủ tịch câu lạc bộ cây cảnh làng Triều Khúc và nhờ ông ấy dẫn đi. Ông Nguyễn Gia Hiền không phải là người khó tính nhưng lại là người rất thận trọng, từng từ chối rất nhiều phóng viên của một số tờ báo đến tìm hiểu viết bài...". Theo đúng lời dặn tôi tìm về nhà ông Huy Hiền và thật may được ông giúp đỡ rất nhiệt tình.
Sau tiếng gọi cửa, đón chúng tôi là một người đàn ông mắt đeo kính, trạc tầm 50 tuổi, dáng người mực thước, mặc áo ba lỗ trắng, quần đùi, trên tay đang cầm ô doa tưới cây ra đón. Ông Huy Hiền giới thiệu với tôi đây chính là ông Gia Hiền - chủ nhân của cây sanh quý mà tôi đang muốn gặp. Sau màn chào hỏi làm quen, khi liếc qua hàng chục chậu cây cảnh đang được xếp ngay ngắn trước sân nhà, tôi đã không khỏi bị "mê hoặc". Thú thực, dù là một kẻ ngoại đạo hết sức "khù khờ" về cây cảnh nhưng khi nhìn những chậu cây cảnh ở đây tôi đã không thể rời nổi mắt khỏi chúng. Thấy vậy, ông Huy Hiền gợi ý đứng luôn ở ngoài sân để nói chuyện cho tiện bề quan sát.
Dẫn tôi lại ngay một cây sanh được đặt trang trọng ngay chính giữa trung tâm của sân nhà, trong một chiếc bể rộng, chứa đầy nước, ông Gia Hiền giới thiệu: "Đây chính là cây cảnh mà cậu đang muốn được tận mục sở thị. Nó là bảo vật gia truyền 4 đời của dòng họ Nguyễn chúng tôi và cũng là cây chủ của khu vườn có hơn 50 chậu cây cảnh này...".

Cây được trồng trên một tảng đá cổ, rễ quặp sâu vào tảng đá. Toàn bộ cây được đặt trong một bể chứa bằng xi măng hình chữ nhật có chứa nước sạch.

Cây sanh 10 tỷ - 100 tuổi


Ông Gia Hiền kể, Triều Khúc là một làng có truyền thống chơi cây cảnh lâu đời. Nhà nào cũng chơi và chơi từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tuy nhiên, riêng với người Triều Khúc, dù trong nhà có hàng trăm, hàng nghìn chậu cảnh thì bao giờ cũng phải có một cây làm cây chủ. Cây chủ thể hiện phong cách của người chơi, thể hiện gia phong, nề nếp theo triết lý Nho giáo của gia đình.
Cây chủ thường phải được đặt ở vị trí trung tâm và trang trọng nhất của khu vườn. Đó cũng là lý do ông chọn cây sanh quý này làm cây chủ của vườn cảnh nhà ông.
Về nguồn gốc của cây sanh quý hiếm này, ông Gia Hiền cho biết: "Lúc sinh thời ông cụ thân sinh ra tôi có kể lại rằng đây là cây sanh do một người bạn thân tặng cho ông nội tôi. Ông nội tôi mất đi để lại cho bố tôi. Đến năm bố tôi 80 tuổi, tức là cách nay 20 năm, vì đã quá già yếu nên tôi xin phép cụ được chăm sóc cây và lúc đó tôi mới được chính thức sở hữu cây sanh này. Ông cụ tôi nếu còn thì nay vừa tròn 100 tuổi mà cây này lại có từ đời ông nội tôi, vậy tính sơ sơ tuổi đời của cây cũng 100 tuổi có lẻ, còn tính theo đời thì đến đời con trai tôi hiện nay là cây đã qua 4 đời chính chủ...".
Chăm cây như nuôi con
Mời chúng tôi lên ngồi trước thềm nhà nơi có chiếc chiếu hoa đã trải sẵn và ấm trà vừa mới pha, ông Gia Hiền kể tiếp câu chuyện về cây sanh quý.
"Lúc được ông cụ giao cho quyền sở hữu cây sanh quý này tôi mới 30 tuổi. Tôi phải nói ngon nói ngọt với cụ bao nhiêu lần để xin cụ cải tạo lại thế cũ của cây, cụ mới chịu đồng ý, bởi đó là thế cổ mà ông nội và bố tôi phải mất bao nhiêu thời gian, công sức mới tạo được. Khi thấy tôi cắt trụi hết cành, lá của cây thì người trong nhà ai cũng kêu, bảo tôi là phá hoại cây gia bảo. Phải mất 15 năm sau tôi mới được minh oan khi cây đoạt giải Vàng toàn quốc trong Festival sinh vật cảnh 2006 tại TPHồ Chí Minh...".

Cây sanh này có thế Phu thê (thế chồng vợ) - thế cây này thể hiện cho một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Cây sanh 10 tỷ - 100 tuổi


Theo nhận định của giới chơi cây cảnh nghệ thuật Hà Nội thì cây sanh của ông Gia Hiền có thế Phu thê (thế chồng vợ) - thế cây này thể hiện cho một gia đình hòa thuận, hạnh phúc, đây là một thế cây rất khó tạo dáng
HoaAu.com se huong dan ban cach cham soc da yen thao de trang tri ban cong, lam dep cho ngoi nha cua ban
Cây có tới hai thân, hai ngọn nhưng phân chia rõ ràng thân lớn, thân bé, tán trên tán dưới thể hiện cho một cặp vợ chồng.
Chuyên cung cấp các sản phẩm Giấy dán tường cao cấp chất lượng cao, giá cả phải chăng - Chi tiết xem tại đây.
Thân lớn tượng trưng cho người chồng, là trụ cột chính trong gia đình nên nó phải mang dáng dấp mạnh mẽ, to lớn. Còn thân bé tượng trưng cho vợ, là nữ nên uốn lượn mềm mại và thấp hơn tán chồng. Xung quanh hai thân này mọc ra 9 cành tương ứng với 9 tán nhỏ khác nhau nhưng không có tán nào đè chồng lên nhau. 9 tán nhỏ theo quan niệm của người chơi là biểu trưng của 9 người con. Cây được trồng trên một tảng đá cổ, rễ quặp sâu vào tảng đá. Toàn bộ cây được đặt trong một bể chứa bằng xi măng hình chữ nhật có chứa nước sạch. Nước ở đây được thay thường xuyên, vì như thế cây mới giữ được thế, không phát triển quá nhanh.
Theo ông Gia Hiền, khó nhất trong việc tạo nên thế mới của cây sanh quý là tạo dáng mới nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn cốt của cây. Tuyệt đối cấm kỵ không được để lộ những nhát cắt do con người tác động. Dáng dấp đấy là do con người tạo nên nhưng nhìn vào người ta vẫn nghĩ là nó phát triển tự nhiên, đó là một điều khó trong chơi cây cảnh nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Cây quý ở chỗ là nó mang dáng dấp cổ kính và có biểu hiện của năm tháng cũng như thể hiện được cốt cách của con người.
"Tại sao năm 2006, người ta mua cây này với giá gần 3 tỷ đồng mà ông không bán?" - tôi hỏi. Ông Gia Hiền nhấp một ngụm trà rồi ôn tồn giải thích: "Không phải là chúng tôi chê tiền đâu. Thời điểm đó, 3 tỷ đồng là một số tiền không nhỏ. Nhưng các anh có chơi cây cảnh mới biết. Chúng tôi xem cây như bạn, ngày đêm quấn quýt bên cây và lấy cây làm lẽ sống. Nhà có tang thì cây cũng chịu tang. Tôi không biết ở những nơi khác thế nào, còn ở Triều Khúc, nhà có tang thường phải dùng vôi quệt vào mỗi thân cây như để cây cùng chịu tang cùng chủ nếu không cây sẽ chết. Bất kỳ cây nào quên quệt vôi là y như rằng hôm sau cây sẽ chết. Bởi thế chúng tôi không muốn vì tiền mà bất chấp mọi thứ để giao cho một người không biết gì về cây cảnh, như thế có tội lắm...". Tuy nhiên khi chúng tôi hỏi về mức giá được trả gần đây thì ông Hiền không nói.
Chỉ đến khi tìm hiểu từ một "tay chơi" cây cảnh khá có tiếng ở Hà Nội, là bạn thân của ông Gia Hiền thì mới biết, từ năm 2006 trở lại nay, sau khi nghe tiếng đã có rất nhiều đại gia đến chiêm ngưỡng và trả giá lên tới 6 tỷ, 8 tỷ, thậm chí mới đây có người trả lên đến gần 10 tỷ đồng nhưng ông Hiền vẫn không chịu bán
Sua ong chua Royal Jelly Thegioiduocpham.vn duoc nhap khau tu Uc lam thay doi tan goc nguyen nhan gay nam da, sam da giup da tro nen cang min
Lý do duy nhất được ông Hiền chia sẻ với bạn: vì đây là vật gia bảo nên không thể tùy tiện trao gả, gặp duyên dù giá rẻ hơn ông vẫn vui lòng nhượng lại.

Theo yeucaycanh

Đọc tiếp →

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Triết lý về việc trồng cây bonsai

Cây cối là một phần tử không thể thiếu trong sự tồn vong của con người và nhân loại. Cây tượng trưng cho "địa" trong tương quan của Thiên-Nhân-Địa. Thực vật vừa đóng vai trò chủ động trong việc nuôi sống con người vừa đóng vai trò thụ động vì phải lệ thuộc vào sự trồng cấy, tưới nước, chăm sóc và bảo tồn của con người để tồn tại.

Triết lý về việc trồng cây bonsai

Nói tóm lại, con người không có thực vật cũng chết mà cây cối do con người trồng nếu không có sự bảo vệ của họ cũng sẽ chết.Tôi thấy gì trong việc trồng cây cảnh bonsai? Cây Bonsai nhắc nhở cho tôi nhiều thứ: sự mỏng giòn và lệ thuộc của con người vào môi trường và người khác (mutual/interdependency), khả năng và bản năng sinh tồn mạnh mẽ của con người và sinh thực vật (survival instinct) gắng sống trong mọi hoàn cảnh và môi trường (cây mọc trên đá, hốc núi v.v..) , khả năng ứng phó với hoàn cảnh (adaptation), những cảm xúc ( tham, sân si, hỷ, nộ, ái, ố, thành công, thất bại ) của cuộc đời thể hiện qua việc trồng cây, nuôi cây, mua cây, bán cây, chọn cây, dành mua cây v.v., luyện tính kiên nhẩn và bền chí của người chơi (perseverance and patience), có những loại cây bonsai nhắc nhở tôi đến 4 giai đoạn của một đời người: sinh, lão, bệnh, tử (cây phong-maple chẳng hạn), cái nhìn đặc thù của bonsai ngược với trào lưu bình thường của con người: càng mập, càng lùn, càng gia ụthì càng đẹp!!! Thật là ngược đời.
Chuyên cung cấp các sản phẩm Thảm trải sàn chất lượng cao, giá cả phải chăng - Xem tại Carpet.com.vn.
Nhưng phải chăng đó cũng là định luật tự nhiên của thiên nhiên mà con người luôn tìm cách trốn chạy, cãi lại hoặc là giả vờ không biết?, sự sáng tạo cá tánh và cái nhìn về vẽ đẹp của người chơi bonsai trong việc tạo hình dáng cho cây phản ảnh cá tánh và nhân sinh quan của họ (beauty is in the eyes of the beholder), nhiều cây bonsai trở thành người bạn tri kỷ, một người tình hoặc vợ lý tưởng (vì không bao giờ biết cãi lại), sự thinh lặng và vai trò của việc nói hoặc truyền thông (communication) qua thinh lặng (non-verbal) của cây cối và trời đất (nhưng nói rất nhiều qua sự hiện hữu của cây từ cành cây, đóa hoa cho đến thế đứng) nó đòi hỏi sự thinh lặng và chú ý trong thinh lặng của người xem, bonsai giúp cho con người luyện thiền (Zen) mà theo tôi nó là Hòa (hài hòa, nên một) , cảm được Zen và hy vọng sẽ thấy được Zen trong cuộc đời của mình.
Bạn có bao giờ nghe người nào nói "tôi đang nhìn đá mọc chưa"? Tôi đoán bạn sẽ nói chỉ có đá mòn chứ làm gì có đá mọc bao giờ!! Thưa bạn đúng, nhưng mòn còn thể được nhìn theo hiện tượng tự nhiên của trời đất la ụtiến hóa (tới chứ không phải thụt lùi) mà đã là vậy thì là grow (mọc) chứ không phải là wither (héo, tàn lụi). Có hai bình diện để chúng ta nhìn một sự hay vật: bên ngoài và nội tâm. Bên ngoài có thể bị xem là lão hóa, thụt lùi, thoái hóa nhưng bên trong lại là sự khôn ngoan chồng chất, trưởng thành và kinh nghiệm ngày càng nhiều, càng thâm sâu (thông hiểu được đạo Trời, đạo Nhân và vai trò của con người trong tam tài: Thiên-Nhân-Địa, như thế là mọc rồi! Nhưng mọc vào trong!!. Chơi Bonsai bạn sẽ phải dùng đá và hiểu đá cũng như phải đặt đá ở đâu cho đúng và phù hợp.
Như một triết gia thực thụ, nếu bạn đã đạt được đến trình độ sắc sắc không không và không còn vướng bận gì nữa thì bạn phải có khả năng diệt được cái tham sân si, hỷ, nộ, ái, ố, dục của bạn với chính những cây bonsai yêu quý của bạn nữa. Bạn sẽ chuyển sang chơi bonsai để phục vụ mọi người, cho công việc chung, thăng tiến nhân loại và cộng đồng, nếu cần là cống hiến, nếu cần là cho việc chung không luyến tiếc và tạo cây cũng như trồng cây với một mục đích chung nào đó như cho chùa, đền hoặc nhà thờ chẳng hạn, nhưng không còn cho chính mình hoặc một cá nhân nào khác nữa. Từ cá nhân ích kỷ đi đến cộng đồng và nhân loại chơi chung và hưởng chung. Niềm vui nhỏ riêng tư trở thành niềm vui lớn, nghệ thuật được san sẻ cho mọi người cùng hưởng.
Cây của bạn và bạn đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ này (sanh, lão, bệnh, tử)? Con người và nhân sinh quan của bạn đang ở giai đoạn nào của cây hoặc đá? Bạn chơi vì vẽ đẹp, vì sự quý hiếm và có giá của cây hay chơi để học bài học của cuộc đời qua thiên nhiên?
Chúc bạn thành công trong cuộc đời và thành công trong việc hiểu sứ mệnh và cuộc đời của mình qua việc chơi cây.

Theo CCTL

Đọc tiếp →

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Chăm sóc và bón phân cho cây Bonsai

.
Mình đang cần mua Thảm trải sàn hàn quốc may quá mình tìm được những sản phẩm rất đẹp tại Carpet.com.vn.
iv>

Các loại kiểng cây như thiên tuế, cau, trúc đùi gà, trúc Nhật, Thiết mộc lan, tùng, Trắc bách diệp... rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đối, đẹp.Chăm sóc và bón phân cho cây Bonsai


Nguyên tắc tạo hình:
- Tạo cân đối: Một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm:
+ Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.
+ Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp (gốc to, ngọn nhỏ). Sự dày dặn ở dưới sẽ làm tăng vẻ trưởng thành, nhưng cây mọc thẳng tắp cũng sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh.
+ Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm. Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây. Cành khỏe mạnh đầu tiên nằm ngang phải là hàng thứ ba tính từ dưới lên trên. Mỗi cành phải thon dần từ thân và hẹp dần ở ngọn. Ngoài ra cần chú ý đến sự cân đối giữa cây và chậu về tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu. Những điều cần tránh: Những cành tăng trưỡng quá lớn không làm đẹp cho yếu tố thiết kế, hãy cắt bỏ chúng đi. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân.
Chăm sóc và bón phân cho cây Bonsai
Tạo hình bằng dây kẽm:
Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành.
Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân).
Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.
Theo Yeucaycanh

Đọc tiếp →

Độc đáo với bưởi hồ lô

Bưởi không đơn thuần chỉ là bưởi, bởi nó đã được nâng cấp giá trị lên gấp nhiều lần nhờ vào hình dáng lạ mắt. Chủ nhân của ý tưởng sáng tạo nghệ thuật táo bạo trên trái bưởi Năm Roi là ông Ba Thành (Võ Trung Thành), 54 tuổi, ở ấp Phú Trí A, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành (Hậu Giang).

Độc đáo với bưởi hồ lô
Bưởi hồ lô

Ý tưởng từ trái bưởi... kẹt
Sinh ra và lớn lên trên vùng đất Phú Hữu nổi tiếng với đặc sản bưởi Năm Roi, nhưng cuộc mưu sinh đã đưa đẩy ông Ba Thành sống bằng đủ nghề khác nhau trên 20 năm ở đất Trà Nóc (TP.Cần Thơ). Từ dạy học, công nhân nhà máy điện, làm công trong nhà máy rau quả đông lạnh cho đến chạy xe lôi máy. Nhưng cuối cùng ông cũng phải quay về vùng "đất mẹ" Phú Hữu, khi không thể tiếp tục nghề chạy xe lôi máy với thu nhập quá bấp bênh. Năm 2005, ông bắt đầu tiếp quản 3 công vườn bưởi Năm Roi già cỗi của gia đình. Bằng ý chí quyết tâm học hỏi kinh nghiệm từ các nhà vườn, rồi tiếp cận khoa học kỹ thuật mới đã giúp ông phục hồi lại được mảnh vườn trên 20 năm tuổi, với khoảng thu nhập trên 30 triệu đồng/năm. Trong một lần thăm vườn, ông Ba Thành tình cờ phát hiện ra trái bưởi bị kẹt trong nhánh cây, nhưng vẫn lớn tự nhiên và có hình dáng lạ mắt gợi cho ông có ý tưởng tạo hình dáng mới cho trái bưởi Năm Roi.
Ý tưởng đã có, nhưng bắt tay thực hiện là chuyện không phải dễ. Ngay cả người cùng bắt tay thực hiện với ông Ba Thành là ông Võ Hồng Quốc, thành viên CLB ấp Phú Trí A lúc ấy vẫn chưa thực sự tin tưởng. Ông Quốc kể: "Thấy trái bưởi thường trong vườn lớn phì phì, còn thực hiện theo kỹ thuật này quá nhiều rủi ro. Sợ trái bưởi bị trầy xước, lại bị buộc chặt như thế chắc bị sượng sẽ không lớn nổi. Chưa kể là thời gian và công sức làm khuôn, cột trái!". Khó là vậy, nhưng ông Ba Thành không nản lòng mà quyết thực hiện bằng được ý tưởng của mình. Năm 2007, ông tiến hành thử vài chục trái, kết quả chỉ có một vài trái đạt yêu cầu. Nhưng với ông, có kết quả bước đầu như thế cũng là vui lắm rồi. Ông tiếp tục mày mò nghiên cứu và khắc phục dần những điểm yếu của kỹ thuật tạo hình. Bằng cách làm thủ công, ông tận dụng những vỏ chai hoặc bất cứ đồ nhựa nào mà ông nghĩ là có thể dùng được để chế tạo ra những chiếc khuôn phục vụ cho việc tạo hình trái bưởi.
Thành công bất ngờ
Rút kinh nghiệm lần trước, năm sau, ông tiếp tục thử nghiệm với kỹ thuật cải tiến mới.
Bạn đang cần mua Giấy dán tường cao cấp phải không? Bạn vào Carpet.com.vn nhé ! Chất lượng tốt lắm.
Cũng theo cách thủ công, nhưng lần này ông điều chỉnh độ lớn của khuôn cho thích hợp. Nhờ thế mà chừng 100 trái trong đợt trồng thử nghiệm vào năm 2008 đạt tỷ lệ khá cao với khoảng 40%. Cũng vào năm đó, ông mang sản phẩm của mình đi thi trái cây ngon tại Hội chợ Quốc tế Cần Thơ và đạt được giải trái cây có mẫu mã sáng tạo. Lần này, như góp thêm niềm tin để ông tiếp tục "chắp cánh ước mơ" hoàn thiện dần những hạn chế trong khâu kỹ thuật. Năm 2009, ông chuyển đổi hoàn toàn những loại khuôn tự chế sang khuôn gia công. Vì theo ông Ba Thành, muốn có khuôn ưng ý, phải tự tay vẽ hình dáng, điều chỉnh kích cỡ, kiểu chữ của khuôn rồi trực tiếp mang bảng vẽ đến đặt hàng cho cơ sở nhựa sản xuất. Kết quả năm nay khá mỹ mãn, với tỷ lệ trái đạt yêu cầu từ 60 - 70%. Ông còn nhờ người vẽ thử lên trái bưởi hồ lô hình rồng, phụng nhìn cũng khá thú vị. "Lúc đầu tính trồng để chưng tết cho đẹp mắt, nào ngờ tết năm 2009 đem một vài cặp ra chợ bán được giá từ 100.000 - 300.000 đ/cặp nên đã mạnh dạn rủ thêm vài thành viên trong CLB Phú Trí A cùng làm", ông Thành tâm sự.
Chưa dừng lại ở nghệ thuật tạo hình, năm vừa qua, ông Thành còn đăng ký tham gia vào mô hình trồng bưởi theo quy trình VietGAP với các thành viên khác ở CLB ấp Phú Trí. Ông cho biết, trồng bưởi theo quy trình này có thể kết hợp thực hiện kỹ thuật tạo hình bưởi hồ lô của ông. Kết quả ông đạt cùng lúc hai mục tiêu là tạo ra sản phẩm trái cây sạch và khẳng định được giá trị của trái bưởi Năm Roi của vùng đất Phú Hữu. "Không chỉ tạo hình là đủ, còn phải mang ý nghĩa nữa. Bình hồ lô theo quan niệm dân gian có ý nghĩa thu được trời đất, vào dịp tết, trong mâm ngũ quả có trái bưởi hồ lô thì còn gì bằng", ông Thành lý giải.
Xây dựng thương hiệu
Sau 3 năm miệt mài lao động sáng tạo, công sức của ông Ba Thành đã được đền đáp xứng đáng. Nếu tính luôn số lượng bưởi của 4 hộ khác cùng tham gia thực hiện thì có khoảng 500 cặp bưởi hồ lô đạt tiêu chuẩn theo hợp đồng để giao cho công ty thu mua ở TP.Hồ Chí Minh. Với mức giá cao gấp nhiều lần so với bưởi Năm Roi bình thường, đợt này ông Ba Thành dự tính có thể thu vào thêm khoảng 30 triệu đồng nữa trong dịp tết, ngoài khoản thu nhập trên 50 triệu đồng trong năm.
Rút kinh nghiệm từ vụ tranh chấp thương hiệu trái dưa hấu vuông (Vĩnh Long), trong các lần được tham dự hội thảo về sản phẩm và xây dựng thương hiệu trái cây gần đây, cùng với sự trợ giúp thủ tục pháp lý của ngành chuyên môn, ông Ba Thành đang đăng ký thương hiệu "Bưởi hồ lô Trung Thành" và "độc quyền kiểu dáng công nghiệp bưởi hồ lô". Ông Ba Thành ví von: "Trái bưởi hồ lô giống như đứa con mà mình đẻ ra, nếu bỏ lăn lóc thì bị người khác bắt về nuôi mất. Lỡ họ mang đi khai sinh luôn rồi mình biết làm sao đây".
Con đường thành công ở trái bưởi hồ lô đối với ông Thành thật không đơn giản. Ông Ba Thành chia sẻ: "Quá trình tạo hình nghệ thuật bưởi hồ lô gồm các công đoạn như: định hình, vô khuôn, chăm sóc và thu hoạch. Trong đó, định hình là khó nhất, phải chọn trái bưởi có hình dáng thích hợp, đầu nhô cao, vừa tầm tay để tiện chăm sóc. Có khi cả cây bưởi không chọn được trái nào để tạo hình. Nhất là phải có kinh nghiệm và chấp nhận đầu tư nhiều công chăm sóc, khoản chi phí lớn". Thời gian tới, ông Ba Thành còn dự định tạo hình nghệ thuật bưởi vuông, trên bề mặt lộ hình bức tranh. Bên cạnh đó, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật, hỗ trợ nguyên vật liệu, giải quyết đầu ra khi người dân có nhu cầu nhưng phải đảm bảo quyền sở hữu độc quyền về kiểu dáng sản phẩm với ông. Vì theo ông, có thương hiệu mà không có sản phẩm thì thương hiệu sẽ chết...
Theo Caycanhviet

Đọc tiếp →

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Mang may mắn vào nhà nhờ cây xanh

Trồng cây trong nhà chính là liệu pháp cân bằng và cải tạo sinh khí một cách đơn giản và dễ điều chỉnh nhất.

Mang may mắn vào nhà nhờ cây xanh

Văn hoá truyền thống có câu "danh chính ngôn thuận" ứng dụng trong phong thuỷ khá nhiều, cụ thể là qua việc đặt tên các loại cây cối luôn được cân nhắc để hướng đến yếu tố may mắn. Tất nhiên là những cái "danh" ấy luôn được các nhà vườn và nghệ nhân giải thích tương ứng với hình dáng, xuất xứ, đặc tính của cây và có sự sắp xếp hệ thống để khách hàng cảm nhận và lựa chọn tuỳ theo quan điểm và hoàn cảnh riêng mỗi nhà. Những loại cây được phong thuỷ xem là cát tường, mang lại sinh khí trong nhà ở có thể hệ thống trong một số bộ cây chính sau:Bộ tứ linh gồm đa - sung - sanh - si, vốn là những cây lâu năm, dáng đẹp, rễ bám bền chắc và cành lá sum suê, những cây này hay được uốn theo các thế truyền thống thể hiện tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ bao la.

Bộ tứ quý mai - lan - cúc - trúc tương ứng theo bốn mùa trong năm, hoặc là tùng - trúc - cúc - mai tượng trưng cho tuổi thanh xuân và khí tiết của con người, trong đó tùng và trúc có dáng vươn cao tượngtrưngcho nam tử trượng phu, còn cúc - mai tươi đẹp mềm mại tiêu biểu cho nữ nhi hiền thục.Bộ tam đa gồm có cây sung sai quả (hoặc cây đa) ở dạng bonsai tượng trưng cho phúc
Sua ong chua Uc cua Thegioiduocpham.vn giup co the tang cuong qua trinh trao doi chat, giu gin sac dep, chong lao hoa
Cây lộc vừng hoặc phát tài tượng trưng cho lộc. Cây bách tuế, thiên tuế hay vạn tuế, vạn niên tùng, sống đời… tượng trưng cho thọ. Ngoài ra còn một số loại cây khá được ưa chuộng bởi những tên gọi mang ý nghĩa may mắn, hướng đến nhiều mong ước của các gia chủ.
Bạn đang cần mua Thảm trải sàn phải không? Bạn vào Carpet.com.vn nhé ! Chất lượng tốt lắm.
Có thể kể đến cần thăng (mong muốn thăng tiến), đỗ quyên, trạng nguyên (đỗ đạt, học giỏi), kim ngân, kim quýt (tài lộc dồi dào), đào, mai, hồng (duyên tình tươi thắm), hướng dương, cúc vàng (đón ngày mới, ấm áp tự tin). Hoa sen thanh tịnh và nhất là sen Phật Bà tượng trưng cho lòng thành kính hướng thiện. Các loại hoa cắt cành ngoài hoa hồng, phong lan thì cát tường mang ý nghĩa may mắn, hanh thông mọi việc hoặc thiên điểu với ý nghĩa tượng trưng cho sự phóng khoáng, bay nhảy cũng được ưa chuộng. Các nghệ nhân cây cảnh thường tạo dáng cây theo các chủ đề truyền thống như tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức, nhị thập tứ hiếu... trong đó các phần ngọn, thân, rễ tương đương với thiên - địa - nhân, phải hài hòa, không được xem nhẹ phần nào. Tiêu chuẩn cơ bản là nhất hình - nhì thế - tam chi - tứ diệp nhằm có được những dáng cây hài hoà, khoẻ mạnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ truyền thống vừa tạo nên hình thế tươi đẹp cho người thưởng ngoạn và cải tạo tốt nội khí nơi ở. Sức khoẻ của cây cối cũng là thước đo sinh khí cho mỗi ngôi nhà. Khi một loại cây trồng có dấu hiệu tàn úa, cần khắc phục ngay để duy trì sự quân bình. Gần thì điều chỉnh tại ngay cây đó như xới đất, tưới nước hay tỉa cành, xa hơn là quan sát cả không gian chung quanh xem có bị nắng nóng hay để cây quá sâu trong nhà khiến cây thiếu dưỡng khí hay không. Tốt nhất là nên chọn các loại cây phù hợp với cấu trúc, hình khối và hướng của nhà (cây ưa nước hay kỵ nước, ưa nắng hay thích bóng râm, cây sậm lá hay nhiều hoa...).
Theo Caycanhviet

Đọc tiếp →

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Nghệ nhân Ba Sơn: Tỷ phú ghép mai

Ở TPHCM nhắc đến mai, mọi người nghĩ ngay đến mai Thủ Đức với những nhà vườn nổi tiếng như Năm Đông, Bảy Nên, Năm Nga... Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là vườn mai Ba SơnNghệ nhân Ba Sơn: Tỷ phú ghép mai

Vườn mai Ba Sơn nằm khuất trong con hẻm 37 đường Kha Vạn Cân, phường Linh Đông, Thủ Đức-TPHCM, rộng chừng 5.000 m2, với hàng ngàn gốc mai chuẩn bị tung ra dịp Tết Nguyên đán. Bạn đang cần mua Thảm trải sàn phải không? Bạn vào Carpet.com.vn nhé ! Chất lượng tốt lắm.Chủ nhân vườn mai là ông Nguyễn Thành Sơn, tên thường gọi là Ba Sơn.
Trong hoa da yen thao tren ban cong dang la xu huong trang tri ngoai that cua nam 2013 do ban.
Dù qua tuổi 50, trông ông vẫn rắn chắc như một tráng niên. Xòe bàn tay đen sạm, đầy vết nứt, ông nói: "Quanh năm, tôi tiếp xúc với bùn đất, lâu ngày nó ăn vào da thịt như thế này đấy"...
Khởi nghiệp trồng mai
Ông Ba Sơn quê ở Mỏ Cày, Bến Tre. Vì nghèo khó, gia đình ông dắt díu nhau tha phương cầu thực, rồi tìm đến Thủ Đức. Vì không tìm được nghề nào tốt hơn, cha mẹ ông nghĩ cách buôn bán cây kiểng. Lúc ấy ông 10 tuổi, xong buổi đến trường là theo cha mẹ bới xén đất bỏ vào chậu trồng cây. Ông nhớ như in mỗi độ Tết về, theo cha mẹ lùng sục các nhà vườn thu mua mai, bứng lên, cho vô chậu, chăm sóc rồi đem ra Chợ Lớn bán kiếm lời. Cứ thế, tuổi thơ ông trôi theo những mùa mai nở.
Phụ cha mẹ chăm sóc mai, buôn mai từ nhỏ, ông có chút ít hiểu biết về nghề trồng mai. Nhưng phải đi một ngày đàng mới học được sàng khôn. Năm 1980, lúc ông tròn 23 tuổi, TPHCM lần đầu tiên tổ chức hội hoa xuân, ông tuyển chọn những chậu mai ưng ý nhất, đẹp nhất mang vào nội thành chưng bán. Nhưng rốt cuộc, mai của ông ế ẩm, vì không thể... địch nổi với mai ghép của các nhà vườn khác cho bông lớn, nhiều cánh, lâu tàn hơn.
Buồn vì một mùa Tết thất bát, nhưng sự việc cho ông quyết tâm phải học cách làm mai ghép như người ta. Thế là với chiếc xe đạp cà tàng, ông rảo khắp nhà vườn, học lóm nghệ nhân ở khắp nơi; từ nghệ nhân Ba Thành ở Bình Chánh, Tư Liên ở Cầu Ông Dầu, ông Xương Rồng ở cầu Đúc Nhỏ, đến Hai Thọ ở An Giang. Người giúp ông nhiều nhất chính là nghệ nhân Hai Thọ, với giống mai ghép tai dão và mai trắng Miến Điện. Nghệ nhân Hai Thọ vì thương tính chịu khó của Ba Sơn, đã biếu ông một gốc mang về. Từ chậu mai tai dão ban đầu, ông gầy ra, ghép vào những gốc mai quanh vườn. Đầu tiên là 5 gốc, sau lên 10 gốc và số lượng cứ tăng dần.
Nhất nghệ tinh
Hiện ông Ba Sơn đang sở hữu hơn 10.000 gốc mai từ vài năm đến hàng trăm tuổi đời với đủ loại, đủ màu sắc như: mai xanh (phước mai), mai trắng, mai hồng, mai huỳnh tỉ (24 cánh), cúc mai (100 cánh), mai vàng tai dão... Ngoài hai cơ sở ở Thủ Đức, ông còn một vườn mai rộng 5 ha ở Tân Uyên, Bình Dương.
Ông Đỗ Văn Thiên, Chủ tịch Hội Nông dân phường Linh Đông - Thủ Đức, nhận xét: "Ba Sơn là người đầu tiên khởi xướng phong trào trồng mai ghép ở phường. Chúng tôi quý ông ấy ở tấm lòng, sống có tình, biết chia sẻ với mọi người".
30 năm gắn bó với nghề trồng mai kiểng đã giúp ông Ba Sơn từ một cậu bé con nhà nông nghèo, trở thành nghệ nhân giỏi về ghép mai. Dẫn chúng tôi tham quan nhà vườn, ông say sưa nói về kỹ thuật trồng mai. Theo ông, muốn mai tốt, ra hoa nhiều vào năm sau, phải chăm sóc mai ngay sau Tết. Qua rằm tháng giêng, cần đem mai ra ngoài trời, bắt đầu thực hiện các giai đoạn chăm sóc, tạo dáng. Muốn mai đẹp uyển chuyển, phải dùng kẽm, tạo dáng cong từ các cành. Từ tháng 7 âm lịch, không nên tỉa cành nếu không mai sẽ mất sức, không ra hoa. Nếu mai trồng trong chậu, mỗi năm nên thay đất một lần. Tùy vào vụ mùa cũng như thời tiết mà mai sẽ được bón phân, canh bông, lặt lá cho phù hợp...
Có một điều đặc biệt là ông không làm chỉ vì riêng mình. Hội Nông dân Thủ Đức luôn nhắc đến ông như người khởi xướng, giúp bà con nhân rộng phong trào trồng mai ghép, tạo nên sự khác biệt cho cả vùng mai ghép Thủ Đức. Ông tự hào nói: "Không ở đâu mai ghép có tiếng như mai Thủ Đức hiện giờ. Khác với ghép chồi ở Cái Mơn (Bến Tre), mai Thủ Đức được ghép mắt, cắt bỏ các cành, chờ cây đâm chồi bằng đầu đũa rồi mới ghép. Với phương pháp này, mầm và cây hợp nhất sẽ cho cây tuổi thọ cao".
Tấm lòng của tỉ phú
Dịp Tết năm ngoái, Công ty Xăng dầu Khu vực 2 thuê mai của ông Ba Sơn về chưng với giá 20 triệu đồng. Tập đoàn Cao su Việt Nam cũng là khách hàng thường xuyên thuê mai Ba Sơn... Rất nhiều công ty, cơ quan, người giàu có thuê mai hoặc mua mai của ông Ba Sơn như thế.
Ông Ba Sơn cho biết, trung bình mỗi dịp Tết, ông tung ra thị trường vài ngàn chậu mai ghép, đủ loại giá, từ vài triệu đến hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng. Dịp Tết này ông chuẩn bị 5.000 gốc và dự kiến sẽ bán được chừng 2.000 gốc. Hằng năm, sau mỗi mùa Tết, huê lợi ông mang về hàng tỉ đồng từ bán mai, cho thuê mai và dưỡng mai... Cũng từ vườn mai của ông, ngôi nhà đồ sộ được mọc lên, ba người con được ăn học thành tài và cũng nối nghiệp cha gắn bó với nghề trồng mai.
Ông Ba Sơn còn được tiếng là người sống rất có nghĩa tình. Chị Nguyễn Thị Ngọc Thanh, ở Thủ Đức-TPHCM, làm công cho ông gần 10 năm, kể: "Chú Ba tốt với mọi người lắm. Ổng còn "bao đồng" nữa. Thấy đường sá hư hỏng là lấy cuốc, xẻng ra vá lại liền". Vợ chồng anh Nguyễn Văn Lộc và chị Nguyễn Thị Hồng Hoa, quê ở Tiền Giang, làm công cho ông hơn 4 năm, nói: Mỗi khi vợ chồng hay con cái tôi ốm đau, ông Ba đều đứng ra giúp đỡ. Đầu năm học vừa rồi, ông còn gởi quà về cho con tôi để động viên cháu đến lớp".

Theo Yêu cây cảnh

Đọc tiếp →

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Làm cách nào hoa Mai nở đúng vào ngày tết

Muốn cho cây Mai nở hoa đúng Tết thì phải canh ngày lẩy (lặt) lá Mai sao cho đúng lúc.

Làm cách nào hoa Mai nở đúng vào ngày tết

Việc điều khiển cho cây hoa Mai nở hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán là một việc làm không phải đơn giản vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, những người chưa có kinh nghiệm ít nhiều sẽ dễ bị thất bại. Muốn cho cây Mai nở hoa đúng Tết thì phải canh ngày lẩy (lặt) lá Mai sao cho đúng lúc. Đây có thể được coi là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất. Với loại Mai vàng 5 cánh thường người ta lẩy lá vào rằm tháng chạp nếu là những năm không có biến động gì lớn về thời tiết trong tháng chạp. Nếu trong tháng chạp trời nắng, nóng hoặc có gió chướng mạnh thì Mai sẽ nở sớm hơn vì thế phải lẩy lá Mai trễ hơn (có thể lẩy từ ngày 17-20 tháng chạp). Ngược lại nếu năm nào mưa nhiều, mùa mưa chấm dứt muộn, thời tiết tháng chạp lạnh nhiều hoặc ít gió chướng thì thường Mai sẽ nở trễ hơn, vì thế nên lẩy lá Mai vào trước ngày rằm (khoảng 10-13 tháng chạp).

Những năm có tháng nhuận hoặc những năm lập Xuân sớm thường Mai cũng nở sớm, vì thế cũng phải lẩy lá Mai trễ hơn so với những năm không có nhuận hoặc lập Xuân trễ.

Những cây Mai trồng ở nơi có đất tốt, phát triển tốt thường nở hoa trễ hơn so với những cây Mai trồng ở nơi đất xấu, còi cọc, vì thế chúng phải được lẩy lá sớm hơn.

Những giống Mai có nhiều cánh (12 cánh trở lên) thường nở hoa trễ hơn giống Mai vàng 5 cánh khoảng 5-7 ngày, vì thế phải lẩy lá sớm hơn.

Theo kinh nghiệm dân gian người ta thường canh ngày lẩy lá Mai làm sao để đến ngày 23 tháng chạp nụ hoa bung vỏ lụa (búp vỏ trấu), khi đó hoa sẽ nở đúng vào Tết.
Carpet.com.vn là địa chỉ có Giá Thảm trải sàn rẻ nhất mà mình từng vào, mặt hàng lại chất lượng nữa.
Nếu đến ngày 23 tháng chạp nụ hoa chưa bung vỏ lụa thì cần tìm cách "đưa" cây Mai ra chỗ nắng (nếu có thể được), tưới nước vào buổi trưa hoặc tưới nước nóng âm ấm tay. Ngược lại nếu nụ hoa đã bung vỏ lụa trước ngày 23 tháng chạp thì tìm cách đưa cây Mai vào chỗ râm mát, tưới nước vào sáng sớm, tưới thêm phân đạm pha loãng để làm chậm lại thời gian nở hoa.

Trên đây là một vài kinh nghiệm cơ bản nên áp dụng và rút tỉa dần kinh nghiệm để giúp cho những cây Mai nở hoa vào đúng dịp Tết.
Theo Caycanhviet

Đọc tiếp →